Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Bạn biết gì về HIV&AIDS?

Bạn biết gì về HIV&AIDS?

HIV là gì?

HIV là một loại virus. Virus là một loại vi sinh vật rất nhỏ mà bạn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. khi xâm nhấp vào cơ thể bạn yếu đi và mất sức đề kháng đối với những vi sinh vật gây bệnh khác. Vì vậy bạn có thể dể dàng mắc bệnh. Những người nhiễm HIV vẫn có thề có cuộc sống bình thường. phần lớn thời gian họ không bị ốm (bệnh). họ trông khoẻ mạnh và thật sự cảm thấy khoẻ mạnh.

(Ảnh minh họa)
(Liên hệ với số hotline: 097 377 2608 để được tư vấn trực tiếp)

HIV TÁC ĐỘNG LÊN CƠ THỂ BẠN THẾ NÀO.?



HIV làm tổn thương hệ thống bảo vệ cơ thể. Quá trình này xảy ra chậm và có thể kéo dài từ 2 đến 10 năm hoặc lâu hơn, trước khi người nhiễm HIV cảm thấy ốm yếu và bệnh tiến triển thành AIDS.



1. HIV dương tính nhưng vẫn khỏe mạnh Hệ thống bảo vệ cơ thể bị thương chút ít nhưng vẫn còn đủ mạnh. người nhĩêm HIV vẫn khoẻ mạnh và có thể không có triệu chứng gì. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 đến 10 năm or lâu hơn.



2. Giai đoạn sớm của AIDS Hệ thống bảo vệ cơ thể bị tổn thương nhiều hơn. Do vậy các vi sinh vật gây bệnh dể dàng hơn và gây ra nhiều bệnh khác nhau.



3. Giai đoạn muộn của AIDS. Hệ thống bảo vệ cơ thể bị tổn thương nặng nề. Các vi sinh vật gây bệnh dể dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh khác nhau. Cơ thể trở nên rất yếu.

AIDS LÀ GÌ?



AIDS là một bệnh lý xảy ra ở người nhiễm HIV khi hệ thống bảo vệ của cơ thể đã bị tổn thương or bị phá hủy nặng nề. Các triệu chứng của AIDS là các triệu chứng của những bệnh mắc phải khi cơ thể suy yếu. Chúng ta gọi những bệnh này là “những bệnh nhiễm trùng cơ hội” vì các vi sinh vật đã nhân cơ hội cơ thể suy yếu để xâm nhập và nấm. Các triệu chứng thường gặp của các nhiễm trùng cơ hội bao gồm tiêu chảy kéo dài, sụt cân, sốt kéo dài và các nhiễm trùng da.

Có phải mọi người thắc mắc AIDS đều có các triệu chứng giống nhau không?

Không. Mỗi người khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào loại bệnh mà người khác đó mắc và khả năng chống đỡ của hệ thống bảo vệ của mỗi người.

PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM HIV

HIV LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

HIV có thể lây nhiễm từ người này sang người khác theo 3 con đường:

(1) qua đường máu

HIV tồn tại trong máu người nhiễm. Bạn có thể nhiễm HIV nếu:

* Bạn được truyền máu hoặc truyền các sản phẩm của máu đã nhiễm HIV.

* Bạn dùng chung bơm, kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích mà người nhiễm HIV đã sử dụng.

* Bạn dùng chung các dụng cụ xăm trổ hoặc xuyên chích mà người nhiễm HIV đã sử dụng.

* Bạn có vết thương hở hoặc vết cắt trên da tiếp xúc với máu, tinh dịch và dịch âm đạo của người bị nhiễm HIV.

Bạn là nhân viên y tế và bị kim tiêm dính máu người nhiễm HIV đâm phải.

(2) Qua quan hệ tình dục

HIV có thể sống trong dịch sinh dục của nam giới và phụ nữ. Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và đôi khi qua đường miệng với người nhiễm HIV mà không dùng BCS đúng cách có thể có khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm HIV.

(3) Từ Mẹ sang con

Các nghiên cứu co thấy, trong số 10 đứa trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV thì 3 em cũng sẽ bị nhiễm HIV. HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua các thời kỳ:

· Trong lúc mang thai.

· Trong quá trình chuyển dạ và đẻ.

· Khi em bé bú sữa mẹ.

HIV KHÔNG LÂY TRUYỀN QUA CON ĐƯỜNG NÀO?

Bạn sẽ không bị nhiễm HIV qua khi:

· Chăm sóc bệnh nhân AIDS một cách an toàn.

· Sống chung với người nhiễm HIV.

· Tiếp xúc với các dịch cơ thể như mồ hôi, nước bọt, chất nôn, phân và nước tiểu ( nếu không nhìn thấy máu).

· Tắm hoặc giặt chung với người nhiễm HIV.

· Ăn chung, dùng chung đũa chén, thìa, cốc chén uống nước với người nhiễm.

· Thở chung bầu không khí hoặc ở gần người nhiễm HIV đang bị ho.

· Dùng chung nhà vệ sinh.

· Làm việc chung với người nhiễm HIV/AIDS.

· Ôm ấp và chạm vào người nhiễm HIV.

· Ăn những thức ăn do người nhiễm HIV nấu.

· Bị muỗi hoặc các côn trùng, động vật khác đốt hoặc cắn.

Một số người lo lắng là dễ bị nhiễm HIV hơn từ những người đã chuyển sang AIDS. Bất luận họ là người nhiễm HIV hay đã là bệnh nhân AIDS, đường lây nhiễm hoàn toàn giống nhau – qua đường máu, qua quan hệ tình dục và mẹ truyền sang con.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV?

Có nhiều cách giúp bạn phòng nhiễm HIV hoặc tránh tái nhiễm HIV

Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:

* Nếu bạn phải truyền máu hãy hỏi xem máu đó hoặc các sản phẩm của máu đã được xét nghiệm và khẳng định là kh6ogn có HIV chưa.

* Không bao giờ dùng lại bơm, kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích mà người đã sử dụng.

* nếu bạn vẫn cứ dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ tiêm chích, hãy làm sạch bằng nước sát Trùng Javel trước khi tiêm.

* Nếu bạn phải tiêm thuốc, hãy sử dụng bơm kim tiêm 1 lần.

* Đeo găng tay hoặc túi nilon trước khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, phân, chất nôn hoặc các dịch Khác chứa máu của người nhiễm.

* Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc các dụng cụ xuyên chích với người khác.

Phòng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục:

* Không quan hệ tình dục

* Cố gắng chung thủy với một bạn tình

* Luôn luôn sữ dụng bao cao su nam hoặc bao cao su nữ khi có quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

* HIV lây lan dễ hơn nếu bạn mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), bạn nên đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện để khám và chữa bệnh. bạn cũng phải sử dụng BCS mỗi khi quan hệ tình dục. đừng quên thông báo cho bạn tình của mình và đảm bảo rằng họ cũng sẽ đi khám và chữa bệnh.

Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:

* Hãy nhớ rằng không phải cứ mẹ nhiễm HIV thì con sinh ra cũng sẽ bị nhiễm HIV. Trong số 10 người mẹ nhiễm HIV sinh con thì chỉ có khoảng 3 đứa trẻ nhiễm HIV từ mẹ mà thôi. Tuy nhiên, nếu được điều trị và chăm sóc y tế đúng cách, nguy cơ trẻ nhiễmhiv từ mẹ chỉ còn khoàng 1/10.

* Nếu bạn là người mẹ nhiễm HIV, bạn có thể làm giảm nguy cơ lây truyền cho con mình bằng cách đến các cơ sở y tế trong cộng đồng, nơi có dịch vụ chăm sóc cho phụ nữ có thai và sử dụng bao cao su trong suốt thời kỳ có thai và sau khi sinh.

* Người ta còn có thể dùng thuốc điều trị đặc biệt để làm giảm nguy khả năng lây truyền HIV cho con bạn. Thuốc này được dùng cho bà mẹ mang thai và cho trẻ ngay sau khi sinh.

* Bú sữa mẹ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho bé – Trung bình cứ 7 bà mẹ nhiễm HIV cho con bú thì sẽ có 1 bé nhiễm HIV từ sữa mẹ. Các bà mẹ nhiễm HIV khi sinh con sẽ có hai lựa chọn:

* Cho bé dùng sữa bột hoàn toàn, nếu bạn có đủ tiền để nuôi con hoàn toàn bằng sữa bột và đảm bảo đủ nước sạch và điều kiện vệ sinh để pha sữa cho bé.

* Nếu không thể đảm bảo những điều kiện trên, hảy cho con bú sữa mẹ hoàn toàn từ ngay sau khi sinh con đến hết 6 tháng đầu. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con yêu của bạn. Khi cho con bú sữa mẹ, bạn không được cho bé ăn thêm sữa bột, nước lọc, nước trái cây, mật ong, nước cháo....hay bất kỳ loại thức ăn nào khác. Những đồ ăn thức uống đó có thể gây hại cho dạ dày bé và làm cho HIV dễ xâm nhập vào cơ thể em bé hơn. Bạn cũng không nên dùng núm vú cao su cho bé.

LÀM THẾ NÀO BẠN BIẾT MÌNH CÓ NHIỄM HIV HAY KHÔNG ?

Nhiễm HIV giai đoạn sớm không nhất thiết phải có bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để bạn biết mình có nhiễm HIV hay không.

XÉT NGHIỆM HIV LÀ GÌ ?

Xét nghiệm HIV là một xét nghiệm đặc biệt giúp bạn biết mình có bị nhiễm HIV hay không. Xét nghiệm không trực tiếp tìm virus HIV mà chỉ tìm kiếm kháng thể chống virus HIV. Đó là do khi HIV xâm nhập, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể để chống lại HIV. Vì thế kháng thể này có trong máu của người nhiễm. Tuy nhiên. Cơ thể cần phải có thời gian để sản xuất một lượng kháng thể đủ lớn để có thể phát hiện được bằng xét nghiệm. Điều này giải thích tại sao có khoảng thời gian trống từ khi một người bị nhiễm cho đến khi xét nghiệm HIV có thể phát hiện được kháng thể. Khoảng thời gian đó được gọi là “ giai đoạn cửa sổ” và thường kéo dài tới 3 tháng kể từ khi bắt đầu nhiễm HIV.

BẠN CÓ NÊN LÀM XÉT NGHIỆM HIV KHÔNG ?

Bất kỳ ai muốn biết mình có nhiễm HIV hay không đều nên tìm kiếm một dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện, miễn phí và được giữ bí mật. Các dịch vụ xét nghiệm HIV miễn phí không sẵn có ở mọi nơi, vỉ thế bạn nên tham khảo danh sách và địa chỉ các dịch vụ này ở trang “địa chỉ cần biết cho người có HIV” .hiện nay nhiều cặp vợ chồng đã làm xét nghiệm HIV trước khi cưới và trước khi có thai để đảm bảo cả 2 đều khoẻ mạnh.

Nếu nghi ngờ bản thân mình có thể đã tiếp xúc với virus HIV thì bạn cũng nên đi làm xét nghiệm kiểm tra.

Nếu bạn lo lắng về HIV, bạn nên nói chuyện với người tư vấn giàu kinh nghiệm và quyết định xem liệu bạn có muốn làm xét nghiệm HIV không.

Có rất nhiều lợi ích nếu làm xét nghiệm máu phát hiện nhiễm HIV.

Nếu kết quả xét nghiệm âm HIV âm tính, bạn có thể:

* Cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tuy nhiên nên nhớ rằng, nếu bạn cho là mình có thể đã tiếp xúc với HIV trong 3 tháng qua, bạn cần xét nghiệm lại sau 3 tháng để khẳng định chắc chắn mình có nhiễm HIV hay không.

* Tìm hiểu thêm về HIV/ AIDS và biết cách bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm HIV trong tương lai.

* Được nhận BCS, và được hướng dẫn sữ dụng BCS đúng cách từ người tư vấn viên.

Kết quả xét nghiệm HIV âm tính

Trong khoàng thời gian 3 thàng sau khi một người bị nhiễm thì xét nghiệm HIV không thể xác định được HIV có ở trong máu. Do vậy, cho dù kết quả xét nghiệm của bạn âm tính, bạn vẫn có thể đã có virus trong máu. Bạn cần làm một xét nghiệm khác sau 3 tháng để khẳng định tình trạng âm tính của mình. Trong thời gian này, sử dụng BCS để tự bảo vệ mình và không dùng chung bơm kim tiêm.

Nếu kết quả xét nghiệm máu dương tính, bạn có thể:

* Được người tư vấn hỗ trợ tâm lý.

* Biết thêm thông tin về các dịch vụ trong cộng đồng mà bạn có thể tiếp cận để được chăm sóc và hỗ trợ.

* Hiểu biết thêm về HIV.

* Biết cách tự chăm sóc bản thân.

* Lập kế hoạch cho tương lai của bạn và Gia Đình một bạn một cách cẩn thận.

* Tham gia nhóm hổ trợ dành cho những người sống chung với HIV/AIDS.

* Uống thuốc phòng một số bệnh thường gặp ở những người nhiễm HIV.

BẠN CÓ THỂ LÀM XÉT NGHIỆM Ở ĐÂU?

tại điểm cung cấp dịch vụ xét nghiệm tốt :

(1) Bạn sẽ làm thêm một đến hai loại xét nghiệm nữa nếu như xét nghiệm lần đầu cho kết quả dương tính. Chỉ một xét nghiệm không đủ để khẳng định bạn đã nhiễm HIV.

Người tư vấn sẽ thảo luận về xét nghiệm với bạn trước khi bạn làm xét nghiệm và cũng như sau khi bạn nhận được kết quả.

(2) Nếu kết quả âm tính, người tư vấn sẽ giúp bạn chuẩn bị để tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm HIV trong tương lai.

(3) Nếu kết quả dương tính. người tư vấn sẽ giúp bạn đối phó với thực tế này và gợi ý cho bạn về những dịch vụ chăm sóc và hổ trợ tại cộng đồng mà bạn có thể tiếp cận được.

(4) Người tư vấn sẽ giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của bạn cũng như tất cả những gì bạn đã nói trong buổi tư vấn.

Bạn sẽ làm thêm một đến hai loại xét nghiệm nữa nếu như xét nghiệm lần đầu cho kết quả dương tính. Chỉ một xét nghiệm không đủ để khẳng định bạn đã nhiễm HIV.

TÌM KIẾM SỰ HỔ TRỢ

BẠN SẼ LÀM GÌ NẾU BẠN, HOẶC NGƯỜI THÂN CỦA BẠN BỊ NHIỄM HIV ?

Sẽ là khó khăn khi phát hiện ra bạn hoặc người thân của bạn bị nhiễm HIV. Bạn có thể lo lắng cho tương lai của mình. Bạn cũng có thể cảm thấy tức giận và buồn chán. Những cảm giác này đến rồi đi. Đó là chuyện bình thường.

Nếu bạn biết mình hoặc người thân bị nhiễm HIV, bạn có thể làm những việc sau:

(1) Tìm hiểu về bệnh, cách tự chăm sóc bản thân và người thân của bạn. Có rất nhiều điều bạn có thể làm để bạn sống khoẻ mạnh và sống một cách tích cực.

(2) Nói chuyện với những ngưởi nhiễm HIV khác hoặc những người đang chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Ở một số nơi, người nhiễm HIV và những người chăm sóc họ đã thành lập các nhóm hỗ trợ đã có tại cộng đồng của bạn chưa.

(3) Lập kế hoạch cho tương lai và cố gắng sống tốt nhất như có thể trong mỗi ngày và mọi ngày.

BẠN CÓ NÊN NÓI VỚI AI VỀ VIỆC MÌNH BỊ NHIỄM HIV KHÔNG?

Nếu bạn muốn thổ lộ cho ai đó biết về tình trạng nhiễm HIV của mình, đó là hoàn toàn do bạn quyết định. Nếu bạn không muốn cho ai biết, đó cũng là lựa chọn của bạn. Một số người cảm thấy tốt hơn nếu họ có thể kể về việc mình đã bị nhiễm HIV với những người họ quen biết và tin tưởng. Tuy nhiên bạn cần suy nghĩ và quyết định xem khi nào và ở đâu là tốt nhất để chia sẻ thông tin. Có 2 lý do khiến bạn có thể muốn nói với mọi người rằng bạn đã nhiễm HIV:

(1) Nếu bạn có bạn tình hoặc nếu bạn đã từng dùng chung bơm kim tiêm với người khác, thì người đó có thể cũng đã bị nhiễm HIV. Nếu bạn có bạn tình, bạn sẽ muốn sử dụng BCS để bảo vệ họ. Bạn cũng sẽ muốn bảo vệ mình khỏi nhiễm thêm virus HIV.

(2) Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm đi rất nhiều khi nói cho người khác biết mình đã nhiễm HIV. Thông thường thì Gia Đình và bạn bè sẽ giúp bạn nhiều hơn là bạn tưởng

YÊU CẦU ĐƯỢC GIÚP ĐỠ

Nếu bạn và người thân bị nhiễm HIV/AIDS, bạn có thể tìm đến những dịch vụ dưới đây để nhận được sự giúp đỡ.


Xem danh sách các dịch vụ có tại nơi bạn sống ở.....

Các trạm y tế phường và các trung tâm y tế huyện

Các các bộ y tế có thể giúp bạn sử trí tốt hơn các vấn đề sức khoẻ của bạn hoặc người thân của bạn.

Trung tâm Tư Vấn và xét nghiệm tự nguyện (VCT)

Đây là nơi cần đến nếu bạn muốn biết liệu mình có nhiễm HIV không. Các tư vấn viên đã đựơc đào tạo của trung tâm này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về HIV và về xét nghiệm trước khi họ lấy máu bạn để xét nghiệm. Khi nhận kết quả xét nghiệm, bạn cũng đồng thời được tư vấn và thông tin về những nơi mà bạn sẽ được giữ bí mật và chỉ đưa riêng cho bạn mà thôi.

Các nhóm hỗ trợ

Một số thành phố, thị xã có các câu lạc bộ hoặc nhóm người nhiễm HIV/AIDS. Người nhiễm HIV và gia đình có thể nhận được sự hổ trợ về tình cảm cũng như những thông tin về các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ trong khu vực sinh sống từ các nhóm này.

Phòng khám chữa bệnh ngoại trú Trung tâm Chăm Sóc ban ngày

Thường đặt tại bệnh viện tỉnh để điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhưng thư ờng không cung cấp thuốc điều trị kháng virus HIV (ARV). Một số phòng khám hoặc trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc và thuốc men miễn phí.

Các nhóm chăm sóc tại nhà

Ở một số nơi có các dịch vụ chăm sóc tại nhà. Một số nhân viên đã được đào tạo về chăm sóc AIDS tại cộng đồng sẽ đến thăm bạn tại nhà, giúp bạn và người chăm sóc bạn về các vấn đề sức khoẻ cũng như hỗ trợ tình cảm và các vấn đề phúc lợi xã hội.

Các chương trình điều trị kháng virus (viết tắt là ARV)

Điều trị thuốc kháng virus ( ARV ) có tác dụng chống lại HIV và giúp người nhiễm có thể sống thêm nhiều năm mà không bị tiến triển thành AIDS với gái thấp hoặc miễn phí. Các dịch vụ này thường chỉ có khả năng cung cấp thuốc cho một số ít người vì thuốc VCT nơi bạn sống để biết : xem đã có chương trình ARV tại địa phương chưa. Nếu có thì làm thế nào bạn có thể tiếp cận đựơc với chương trình.

Điểm giáo dục và hỗ trợ người tiêm chích ma tuý ( TCMT)

Tại một số thành phố, thị xã có các điểm giáo dục và hỗ trợ người TCMT và các chương trình tiếp cận cộng đồng. Các điểm giáo dục và hỗ trợ này sẽ cung cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch, kiến thức về cách sử trí áp xe. Quá liều và làm thế nào để người nghiện ma tuý có thể tham gia vào các chương trình cai nghiện và cai nghiện phục hồi.

Hội phụ nữ

Trên khắp Việt Nam. Hội phụ nữ đã rất tích cực sáng kiến và hoạt động về HIV/AIDS, phòng chống ma tuý và giáo dục cai nghiện, Hội phụ nữ cũng là nguồin động viên về tình cảm cho các thành viên Gia Đình người tiêm chích ma tuý và giúp đỡ cho vay vốn đối với những người nghèo.

Các tổ chức Phi chính phủ (NGOs)

Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực HIV/AIDS và các vấn đề liên quan đến tiêm chích ma tuý có những nhân viên có trình độ và kỹ năng để giúp đỡ bạn. Ở một số nơi, họ đã thành lập các nhóm hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và những người chăm sóc người nhiễm.

LÀM CHỦ CẢM XÚC

Khi bạn hoặc người thân nhiễm HIV/AIDS, nhiều cảm xúc lẫn lộn xuất hiện. Bạn có thể thấy:

SỐC

Bạn tự hỏi:

Tại sao điều này có thể xảy ra với mình? Điều này có nghĩa cuộc đời mình ( hoặc người thân của mình) sẽ chấm dứt ư?

Nếu bạn cảm thấy sốc hoặc hoang mang, đặc biệt là ngay lúc vừa phát hiện ra mình hoặc người thân bị nhiễm HIV, thì đó cũng là điều hoàn toàn bình thường thôi.

Vào thời điểm này hãy cố gắng ở bên một người nào đó mà bạn tin cậy. Họ có thể an ủi và giúp đỡ bạn rất nhiều.

Khi bạn cảm thấy bất hạnh, cầu nguyện bằng Đức tin của mình có thể giúp bạn vượt qua tình trạng này:

“Cầu cho con được hạnh phúc. Cầu cho con được bình an. Cầu cho con không còn giận dữ. Cầu cho con được giải thoát khỏi nỗi khổ đau.”

PHỦ NHẬN

Bạn không thể tin rằng bạn hoặc người thân đã bị nhiễm HIV?AIDS. “ Bác sĩ nhầm rồi”. “Không thể thế được, tôi vẫn rất khỏe mạnh và sung sức cơ mà”.

Việc phủ nhận tình trạng nhiễm HIV của bản thân là rất nguy hiểm vì nó có thể khiến người ta tiếp tục làm những điều nguy hại đối với sức khỏe của chính họ và những người khác, như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và thờ ơ với các dịch vụ chăm sóc y tế. Điều này cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc của người chăm sóc bạn bởi vì họ không biết được nhu cầu thực tế về chế độ ăn, chăm sóc sức khỏe và tình cảm của bạn

Nếu bạn biết rằng mình hoặc người thân bị nhiễm HIV/AIDS. Hãy nói chuyện với cán bộ tư vấn hoặc với nhân viên y tế mà bạn tin tưởng. Họ có thể giúp bạn hiểu điều đó có nghĩa là gì. Họ cũng có thể khuyên bạn cách tự bảo vệ mình và những người khác để không bị nhiễm hoặc tái nhiễm HIV. Ngoài ra, họ còn có thể hỗ trợ và chăm sóc tại nhà cho bạn và cả những người đang chăm sóc bạn.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

XÉT NGHIỆM NHANH


Địa Chỉ : 311/2/7 Nơ Trang Long P.13 Q. Bình Thạnh Tp . HCM

Điện Thoại : 0933 000 956 -  097 377 26 08

Email : xetnghiemtannoi@gmail.com Yahoo: xetnghiemmau


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết hot